Tima ứng dụng công nghệ eKYC giúp tối giản thủ tục vay cùng công nghệ AI trong thẩm định thông tin khách hàng, quản trị rủi ro.
Bên cạnh các hình thức hỗ trợ tài chính truyền thống, mô hình sàn kết nối tài chính như Tima xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay, không thông qua trung gian.
Với định hướng “công nghệ là nền tảng”, các dịch vụ của Tima đều tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ, tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình tiếp cận khoản vay cũng như việc cho vay. Fintech này đã triển khai ứng dụng công nghệ AI cho việc thẩm định thông tin khách hàng, quản trị rủi ro cũng như kết nối với cộng đồng các nhà đầu tư và khách hàng, giảm thiểu tối đa các điểm chạm vật lý. Theo đó, việc ứng dụng vay 100% trực tuyến tại Tima đã mang đến những trải nghiệm vay mới mẻ cho khách hàng. Tìm hiểu thêm về sàn kết nối tài chính Tima tại đây.
Công nghệ eKYC tối giản thủ tục vay
Khách hàng chỉ cần truy cập vào hệ thống website hoặc tải app TIMA Care để thực hiện đăng ký khoản vay. Chỉ chưa đầy 5 phút, hệ thống chăm sóc khách hàng tự động sẽ liên hệ để hướng dẫn khách vay các thủ tục vay cần thiết.
Thao tác thực hiện qua hệ thống trực tuyến cũng được rút gọn nhờ vào công nghệ chống gian lận hồ sơ như định danh điện tử eKYC, tìm kiếm khuôn mặt, so sánh khuôn mặt, OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) cho chứng minh thư, đăng ký xe…
Công nghệ chấm điểm tín dụng mang lại lợi thế cho khách hàng
Thông thường, quá trình thẩm định hồ sơ cho các sản phẩm vay tín chấp sẽ cần xác thực qua nhiều yếu tố như việc thực địa trực tiếp, dữ liệu thể hiện khả năng tài chính của khách hàng, lịch sử tín dụng… Giờ đây, với việc áp dụng công nghệ quét và chấm điểm tín dụng, khách hàng được thẩm định hồ sơ mà không cần gặp gỡ, không nhân viên kinh doanh hay thực địa, không chứng minh thu nhập cũng không cần giấy tờ liên quan khác.
Ứng dụng công nghệ này giúp khách vay có lợi thế trong việc chấm điểm tín nhiệm, không chỉ dừng ở việc quét lịch sử tín dụng, thu thập dữ liệu còn nhờ vào hành vi, thói quen mua sắm online, thanh toán các loại cước phí, hay việc trả đúng hạn cho các khoản vay khác…
Với sản phẩm cho vay được cung cấp bởi Tima, khách hàng không cần thẩm định nhà ở hay nơi làm việc. Điều này cũng giúp cho khách vay dễ dàng thẩm định hồ sơ và được duyệt khoản vay cần thiết chỉ trong vòng vài giờ kể từ khi khách hàng đăng ký vay.
Công nghệ kết nối giải ngân trong ngày
Ngay sau khi hồ sơ được thẩm định, hợp đồng điện tử cũng sẽ được gửi tới khách hàng qua app vay tiền hoặc website để khách hàng ký bằng chữ ký số. Đồng thời, Tima sẽ là cầu nối gắn kết người đi vay phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.
Quá trình giải ngân cũng sẽ diễn ra nhanh chóng khi hệ thống Tima sở hữu đến hàng chục nghìn nhà đầu tư cùng với kinh nghiệm đã xử lý hơn 16 triệu đơn vay trên hệ thống.
Bên cạnh đó, nhờ giải pháp công nghệ ngân hàng mở (Open API Banking), Tima cũng có cơ hội tạo nhiều ứng dụng mới, cung cấp thêm tiện ích, hỗ trợ khách hàng kiểm soát thông tin và đưa quyết định.
Công nghệ tự động hoá quản lý khoản vay
Việc tự động hoá quản lý khoản vay của Tima giúp cho doanh nghiệp này tiết kiệm đáng kể nguồn lực. Cụ thể, đến kỳ hạn thu hồi nợ, hệ thống tổng đài tự động sẽ liên hệ khách vay hoặc SMS để nhắc thanh toán dư nợ, đồng thời khách hàng còn có thể theo dõi số tiền trừ nợ tự động trên app. Người cho vay cũng có ứng dụng App Tima Lender để tự theo dõi chi tiết các khoản cho vay trong danh mục của mình, đảm bảo sự minh bạch và thuận tiện trong suốt quá trình cho vay.
“Nhu cầu tăng trưởng chung của thị trường, công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam cùng với nền tảng công nghệvững chắc được xây dựng qua chặng đường7 năm phát triển của Tima là trụ cột chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của công ty. Chúng tôi đang nỗ lực để mô hình cho vay ngày càng tối ưu, từ đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng”, đại diện Tima chia sẻ thêm.
Sàn kết nối tài chính Tima là một thành viên của G-Group – Tập đoàn Công nghệ tập trung đầu tư phát triển trong 3 lĩnh vực: tài chính công nghệ, truyền thông công nghệ và an ninh công nghệ. G-Group hoạt động với hệ sinh thái 11 công ty thành viên (Tima, GTV, BeatVN, Gpay, Gapo…) và đội ngũ nhân sự hơn 1.000 người.
THEO VNEXPRESS