Facebook thổi bùng tức giận và nhận nhiều chỉ trích trong những ngày vừa qua khi có hành vi “bắt nạt” tại Úc. Hashtag #Deletefacebook tràn ngập mọi nơi ở Việt Nam.
Nhiều lãnh đạo tại các quốc gia lớn trên thế giới như Anh, Canada, Pháp và Ấn Độ ủng hộ quyết tâm của Úc trong việc thông qua dự luật bắt các ông lớn công nghệ Facebook, Google trả tiền bản quyền cho báo chí. Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 20-2 cho biết Facebook đã chấp nhận ngồi lại bàn đàm phán với Úc để tìm lối ra, sau khi mạng xã hội phổ biến nhất thế giới bất ngờ chặn mọi tin tức và chặn luôn cả tài khoản của nhiều cơ quan chính phủ và dịch vụ khẩn cấp của xứ sở chuột túi.
Câu chuyện này chính là giọt nước làm tràn ly, khiến Facebook phải đối mặt với làn sóng tẩy chay toàn cầu. Trước đó, Facebook cũng đã vướng phải vô số những chỉ trích. Điển hình như vụ bê bối dữ liệu Facebook-Cambridge Analytica, khi 87 triệu người dùng Facebook bị tiếp cận dữ liệu cá nhân bất hợp pháp khiến Mark Zuckerberg phải ra điều trần trước quốc hội Mỹ. Facebook cũng từng bị hacker lợi dụng lỗ hổng bảo mật để chiếm hoàn toàn quyền điều khiển gần 50 triệu tài khoản người dùng, nhân viên Facebook lại có thể xem mật khẩu của 600 triệu tài khoản vì những mật khẩu này được lưu ở dạng văn bản thuần mà không hề được mã hóa.
Tại Việt Nam, Facebook cũng đang đánh mất niềm tin của người dùng khi làm sai lệch thông tin và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Chủ quyền Quốc gia tại thời điểm xóa bỏ Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt Nam; phê duyệt những hình ảnh xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm lộ các thông tin như tên tài khoản, quê quán, nơi làm việc, thông tin về gia đình, người thân cũng như sở thích của 41 triệu tài khoản người dùng Việt. Những động thái không trung thực này cũng đã khiến một bộ phận lớn trong cộng đồng mạng Việt bức xúc, tẩy chay Facebook.
Facebook giờ đây được ví như “mafia toàn cầu”. Cuộc đối đầu giữa Facebook và Australia cho thấy Mark Zuckerberg nghĩ mình không chỉ đứng trên pháp luật, mà còn đủ mạnh để bẻ cong luật trên toàn thế giới theo ý muốn.
Facebook khẳng định “tin tức chiếm chưa đầy 4% nội dung người dùng thấy trên News Feed”, những thông tin gần đây cho thấy hãng muốn giảm con số này thấp hơn nữa nhằm cắt giảm sự chia rẽ trên nền tảng này. Facebook quả là đã nắm quá nhiều quyền lực. (Theo VnExpress)
Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ nhiều quốc gia đang cảm thấy lo lắng về sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook. Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện diện của các nền tảng nước ngoài; ở Nga có tới 38 triệu người – tương đương 54% người dùng mạng xã hội thường xuyên kết nối trên Vkontakte mà không phải là Facebook. Vkontakte là nền tảng mạng xã hội do chính người Nga phát triển.
Giống với trường hợp của Nga, Việt Nam cũng đã có những mạng xã hội do chính người Việt phát triển, để song hành và hạn chế sức ảnh hưởng của các nền tảng xuyên biên giới. Gapo là một mạng xã hội Make in Vietnam rất được lòng người dùng Việt, với nhiều nỗ lực và những bước phát triển rất nhanh. Thử trải nghiệm bản mới nhất của ứng dụng Gapo, bất cứ người Việt nào cũng sẽ đều cảm thấy tự hào trước sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ của một nền tảng mạng xã hội nội địa. Gapo hiện thu hút hơn 6 triệu người dùng, là mạng xã hội thỏa mãn mọi nhu cầu về kết nối, thông tin, là câu chuyện truyền cảm hứng của làng startup Việt.